Ngày 01: Hà Nội - Sapa mờ Sương - Bản Cát Cát Ăn: Trưa/ Chiều
06h45: Đón quý khách tại điểm hẹn (Hoặc tại khách sạn trong phố cổ Hà Nội) và khởi hành đi Sapa, trên đường quý khách trải nghiệm đường cao tốc mới Hà Nội - Lào Cai đầy xúc cảm.
12h30: Đến Sapa, hướng dẫn đón quý khách về khách sạn, nhận phòng và ăn trưa tại Nhà Hàng.

Chiều: Hướng dẫn đưa đi thăm bản Cát Cát của người H’mông, tại đây quý khách tham quan các căn nhà gỗ, khám phá nét văn hóa và phong tục của người Mông Sapa, sau đó tham quan Thác thuỷ điện được người Pháp xây dựng năm 1925 và ngắm cảnh ruộng bậc thang do người dân tạo dựng.
18h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng với ẩm thực Sapa ấn tượng.
Tối : Tự do tham dự phiên Chơ Tình của người Dao Đỏ - một trong những nét văn hoá đặc sắc của các dân tộc vùng cao phía bắc Việt Nam. Nghỉ đêm tại khách sạn.
Lựa chọn: Quý khách tham quan Fansipan + tàu núi Mường Hoa khứ hồi: 780.000Đ/Khách.
|
Ngày 02: Sapa - Lao Chải - Tả Van - Hà Nội Ăn: Sáng/ Trưa
Sáng: Quý khách ăn sáng Buffet với món ngon tại khách sạn.
08h00: Hướng dẫn đưa quý khách đi bộ xuống bản Y Lính Hồ - Lao Chải - Tả Van, trên đường nghe thuyết minh về lịch sử hình thành Sapa, đời sống người dân cũng như tận mắt chứng kiến đời sống mộc mạc của người dân nơi đây. Sau 45 phút, tới bản quý khách thăm quan và tìm hiểu đời sống bà con người Tày, người Dzay, thử cảm giác chòng chành khi đi qua Cầu Mây.

11h00: Về tới khách sạn, quý khách nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân và dùng bữa trưa. Sau đó tự do tham quan Sapa và mua sắm đồ lưu niệm nơi đây.
13h00: Tới điểm đón xe, quý khách lên xe trở về Hà Nội lúc 13h30.
19h30: Về tới điểm tập trung tại nội thành Hà Nội. Kết thúc tour Sapa - Lao Chải - Tả Van 2 ngày, hẹn gặp quý khách trong chuyến đi tới.
|
Dịch vụ tour bao gồm:
+ Xe giường nằm khứ hồi chặng Hà nội - Sapa - Hà Nội.
+ Xe đưa đón và tham quan theo chương trình.
+ Khách sạn 3 sao trung tâm Sapa: 02 Khách/ Phòng, Tivi, Điều Hòa và Bình Nóng Lạnh.
+ 02 Bữa Trưa, 01 Bữa Tối và 01 bữa ăn sáng Buffet tại khách sạn.
+ Hướng dẫn viên tiếng Việt thành thạo nhiệt tình theo hành trình.
+ Vé thắng cảnh tại các điêm tham quan trong chương trình.
+ Bảo hiểm du lịch mức 30.000.000Đ/khách.
Dịch vụ tour không bao gồm:
+ Phụ phí phòng đơn: 350.000Đ/Khách.
+ Vé cáp tầu núi Mường Hoa và Cáp treo Fansipan: 7800.000Đ/Khách.
+ Vé tầu điện trên đỉnh Fansipan khứ hồi: 150.000Đ/ khách
+ Chi tiêu cá nhân, đồ uống trong bữa ăn và hóa đơn thuế VAT 10%.
+ Tiền típ lái xe và hướng dẫn.
Lưu ý chương trình:
+ Lịch trình có thể thay đổi để phù hợp với quý khách, các điểm tham quan vẫn được giữ nguyên.
+ Trẻ em từ 1 - 3 tuổi cao dưới 1m, miễn phí giá tour. Trẻ em thứ 2 tính 50% giá tour người lớn.
+ Trẻ em từ 4 - 9 tuổi cao dưới 1m2, tính 75% giá người lớn. Trên 1m3 tính giá vé thắng cảnh bằng người lớn.
+ Trẻ em từ 10 tuổi tính giá bằng người lớn.
+ Phụ thu với người nước ngoài: 120.000Đ/ khách.
+ Giá trên không áp dụng ngày lễ và tết trong năm. Phụ thu 20% giá tour thông báo.
+ Quý khách đăng ký trước 07 ngày với tour khách lẻ và 15 ngày với tour khách đoàn.
|
Từ trung tâm thị xã Sa Pa đến Cát Cát chỉ 2 km. Đó là bản lâu đời của người Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải chế tác đồ trang sức. Đặc biệt nơi đây còn giữ được khá nhiều phong tục độc đáo mà ở các vùng khác không có, hoặc không còn tồn tại nguyên gốc.

Qua những khung dệt, người Mông tạo nên những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc và hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa, muông thú... Gắn liền với công đoạn dệt vải bông, vải lanh là khâu nhuộm và in thêu hoa văn, phổ biến là kỹ thuật nhuộm chàm, nhuộm nước tro thảo mộc và cây lá rừng. Vải nhuộm xong được đánh bóng bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong.
Ở làng Cát Cát, nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc, đồng đã có từ lâu đời và tạo ra những sản phẩm tinh xảo. Quy trình chế tác bạc gồm nhiều công đoạn. Trước hết, họ cho bạc vào nồi trên bễ lò đun đến khi nóng chảy thì rót vào máng. Chờ khi bạc nguội lấy ra dùng búa đập, rèn sao cho thanh bạc có kích cỡ to, nhỏ, dài, ngắn, vuông, tam giác, tròn, dẹt hay kéo thành sợi. Tiếp đó, họ giũa cho thật nhẵn và nếu cần trang trí thì dùng đinh để chạm khắc, tạo hoa văn nổi hoặc chìm rồi mới uốn hình sản phẩm. Cuối cùng là bước đánh nhẵn, làm trắng và bóng. Sản phẩm chạm bạc ở Cát Cát rất phong phú, tinh tảo nhất là đồ trang sức của phụ nữ như: vòng cổ, vòng tay, dây xà tích, nhẫn...

Một điều hấp dẫn du khách khi đến Cát Cát là người Mông ở đây còn giữ được khá nhiều phong tục tập quán độc đáo, chẳng hạn như tục kéo vợ. Khi người con trai quen biết và đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ tổ chức làm cỗ mời bạn bè và nhờ các bạn lập kế hoạch "kéo" cô gái về nhà một cách bất ngờ, giữ cô trong ba ngày. Sau đó, nếu cô gái đồng ý làm vợ chàng trai thì sẽ tiến hành lễ cưới chính thức. Nếu cô từ chối thì họ cùng nhau uống bát rượu kết bạn và mọi việc trở lại bình thường như chưa có điều gì xảy ra. Lễ cưới người Mông ở Cát Cát thường được tổ chức từ 2 đến 7 ngày.
Kiến trúc nhà cửa người Mông làng Cát Cát còn nhiêu nét cổ: nhà ba gian lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung nhà có vì kèo ba cột ngang. Các cột đều được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Vách được lợp bằng gỗ xẻ, có 3 cửa ra vào: cửa chính ở gian giữa, 2 cửa phụ ở hai đầu nhà. Cửa chính luôn được đóng kín, chỉ mở khi có việc lớn như đám cưới, tang ma, cúng ma vào dịp lễ Tết. Trong nhà có không gian thờ, sàn gác lương thực dự trữ, nơi ngủ, bếp và nơi tiếp khách.

Bản làng Cát Cát được hình thành từ giữa thế kỷ 19, các hộ gia đình cư trú theo phương thức mật tập: dựa vào sườn núi và quây quần bên nhau, các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ công, sản lượng thấp. Phần lớn nhà cửa đều đơn giản, chỉ có một cái bàn, cái giường và bếp lửa nấu nướng...
|